Chiều ngày 9/4/2-23, đoàn Đại học Harvard do Tiến sĩ Anthony James Saich - Giáo sư quan hệ quốc tế, Giám đốc Quỹ Nghiên cứu châu Á thuộc Trung tâm Quản lý nhà nước, Trường Quản lý nhà nước và chính sách công Kennedy (HKS), Đại học Harvard, Chủ nhiệm Dự án “Di sản chiến tranh Việt Nam chưa được khám phá” dẫn đầu đã đến tham quan và trao kỷ vật cho Khu di tích Nguyễn Du.
Được biết Đoàn công tác của Đại học Harvard (Mỹ) được mời đến Hà Nội để gặp gỡ với Ban chỉ đạo 515, Bộ quốc phòng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các ban ngành liên quan để thúc đẩy sự hợp tác đào tạo, trong đó có Dự án “Di sản chiến tranh Việt Nam chưa được khám phá”nhằm giúp chính phủ và nhân dân Việt Nam xác định danh tính và tìm hài cốt liệt sĩ dựa vào các nguồn tư liệu lịch sử của Mỹ, trong đó co hàng triệu tài liệu của lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam phía Mỹ thu giữ trên chiến trường, có nhiều tư liệu viết về Nguyễn Du và Truyện Kiều. Dự án “Di sản chiến tranh Việt Nam chưa được khám phá” được tiến hành trên cơ sở bản ghi nhớ của hai chính phủ Việt Nam và Mỹ thực hiện “Sáng kiến tìm kiếm người Việt Nam mất tích trong chiến tranh” được ký kết tháng 7/2021.
Nhân dịp này Quỹ Bảo tồn phát huy giá trị di sản Nguyễn Du và Truyện Kiều mời đoàn về thăm Khu di tích Nguyễn Du và trao tặng kỷ vật về Truyện Kiều của bộ đội ta mà phía Mỹ thu được.
Chiều ngày 9/4/2-23, đoàn Đại học Harvard do Tiến sĩ Anthony James Saich - Giáo sư quan hệ quốc tế, Giám đốc Quỹ Nghiên cứu châu Á thuộc Trung tâm Quản lý nhà nước, Trường Quản lý nhà nước và chính sách công Kennedy (HKS), Đại học Harvard, Chủ nhiệm Dự án “Di sản chiến tranh Việt Nam chưa được khám phá” dẫn đầu đã đến tham quan và trao kỷ vật cho Khu di tích Nguyễn Du. Đi cùng đoàn có Tiến sĩ Nguyễn Thanh Hải, Giám đốc Chương trình nghiên cứu chiến tranh Việt Nam và Thế giới và Dự án Di sản chiến tranh Việt Nam chưa dươc khám phá Đại học Harvard; Tiến sĩ Phạm Hồng Hà (Viên sử học Việt Nam) và ông Trịnh Giang; Ông Ngô Đình Quỳnh, Quản lý Dự án Di Sản Chiến Tranh Viêt Nam Chưa Được Khám Phá.
Đoàn đã tham quan khu di tích, bảo tàng - nơi trưng bày gần 1.000 tài liệu, hiện vật liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của Đại thi hào như: nghiên bút của Nguyễn Du, bản Kiều in từ bản khắc năm 1866, cuốn Truyện Kiều viết theo lối thư pháp (độc bản), thư pháp Truyện Kiều dài nhất Việt Nam (độc bản), bộ sưu tập Truyện Kiều xuất bản bằng các thứ tiếng, sưu tập sách viết về Nguyễn Du...
Sau khi tham quan, đoàn công tác Đại học Harvard đã trao bản sao cuốn nhật ký của một chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam do Trung tâm Khai thác tài liệu tổng hợp về chiến tranh Việt Nam (CDEC) thu thập cho BQL Khu di tích Nguyễn Du để lưu giữ, trưng bày.
Qua trao đổi, Tiến sỹ Anthony James Saich bày tỏ ấn tượng với Khu di tích và Đại thi hào Nguyễn Du, tác phẩm Truyện Kiều. Cuốn sổ tay của chiến sỹ Việt Nam có bút tích về truyện Kiều - Nguyễn Du là sự khởi đầu cho sự hợp tác lâu dài giữa hai bên trong việc sưu tầm những kỷ vật có liên quan đến Truyện Kiều của các chiến sĩ Quân đội Nhân dân Việt Nam mà phía mỹ thu được./.